Bảo dưỡng bê tông đúng cách

Trong quy trình xây dựng một công trình, có rất nhiều điều phải quan tâm. Chất lượng công trình vẫn là nỗi lo hàng đầu của chủ nhà, trong đó chất lượng bê tông là yếu tố then chốt để có được một ngôi nhà “khỏe mạnh”. Nhiều khi chất lượng vật liệu (xi măng, cát, sỏi, đá) đảm bảo tiêu chuẩn, nhưng vẫn không cho chất lượng bê tông như mong muốn. Điều đó xảy ra có thể do không thực hiện đúng các quy trình chuẩn bị như ghép ván khuôn đổ bê tông. Một nguyên nhân không kém phần quan trọng là chưa chú trọng đến khâu bảo dưỡng.

Sau lúc đổ bê tông vất vả, chủ thầu thường cho thợ nghỉ xả hơi. Do đó, công việc dưỡng hộ bê tông thường bị bỏ qua. Điều này rất nguy hiểm, nhất là khi trời nắng gắt. Vữa bê tông bị hút hết nước trong khi chưa đủ thời gian ninh kết, xuất hiện nhiều vết rỗ, làm giảm phẩm chất bê tông. Rất nhiều trường hợp bê tông đổ xong bị bỏ qua khâu dưỡng hộ đã nhanh chống bị nứt, đặc biệt là bê tông mái.

Dù bê tông được cấp phối tốt nhưng khâu dưỡng hộ không tuân thủ theo các yêu cầu kỹ thuật thì bê tông cũng không thể đạt phẩm chất tốt. Phẩm chất của bê tông chỉ đạt được khi nó ninh kết trong môi trường ẩm và không có sự va chạm. Do đó, bê tông phải được giữ ẩm càng lâu càng tốt sau khi đổ. Bê tông dù đã se mặt, thậm chí bề ngoài có vẻ đông cứng nhưng bên trong quá trình thủy hóa vẫn tiếp tục để đạt được cường độ bê tông tối đa. Trong môi trường quá khô, nước trong bê tông bốc hơi nhanh, không còn đủ lượng nước cần thiết cho quá trình thủy hóa, cường độ bê tông có thể ngừng phát triển và gây nứt nẻ. Nhiệt độ môi trường cũng là vấn đề quan trọng. Ở nhiệt độ bình thường khoảng từ 20oC đến 30oC, xi măng thủy hóa chậm nhưng ở nhiệt độ cao trên 40oC, tốc độ thủy hóa tăng lên đáng kể. Do đó người ta có thể dưỡng hộ bê tông bằng nước nóng từ 80oC đến 90oC. Tốc độ đông cứng càng nhanh, cường độ phát triển ở thời kỳ đầu càng rõ rệt, chỉ cần sau 20 giờ có thể đạt được cường độ của 28 ngày.

Người ta có thể giữ cho bê tông ướt bằng nhiều cách như để nguyên cốp pha, phun nước, ngâm nước (đối với bề mặt bề mặt rộng như sàn mái), phủ tấm bạt tránh nắng. Một phần bê tông bị khô không đều dễ dẫn đến hiện tượng rạn chân chim, nứt nẻ bê tông, là nguyên nhân cho gây ngấm, thấm sau này và đây là một số cách các bạn nên áp dụng:

  1. Lót bạt trước khi lắp đặt cốt thép:

2. Dùng bao tải đay quấn quanh cấu kiện hoặc mặt sàn bê tông vừa đổ xong, sau 2 tiếng đổ bê tông phải tưới bảo dưỡng lên tấm bao tải đay giúp bê tông giữ được nước

Đó là một số nguyên tắc mà các bạn nên biết để phòng tránh mất nước bê tông

Đánh giá bài viết này

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *